Bơ từ sữa động vật là nguyên liệu quen thuộc trong ẩm thực nói chung và ngành bánh nói riêng. Bơ góp phần tạo nên hương vị thơm ngon đặc trưng cho những chiếc bánh, các món ăn, đồng thời giúp những chiếc bánh của bạn thêm phần mềm mịn. Tuy quen thuộc là thế nhưng không phải ai cũng biết rõ bơ từ sữa động vật là gì? Có những loại nào? Loại bơ động vật nào được ưa chuộng trong làm bánh? Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về bơ từ sữa động vật và muốn được giải đáp các thắc mắc trên thì cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
1. Bơ từ sữa động vật là gì?
Bơ nguyên chất từ sữa động vật (Purify dairy Butter) là một chế phẩm từ sữa của loài động vật nhai lại (chủ yếu là bò, ngoài ra còn có sữa dê, cừu, trâu,… tùy vào từng vùng sản xuất).
Bơ động vật được làm bằng cách tách chất béo trong sữa khỏi các thành phần khác. Bơ có màu vàng chanh hoặc trắng ngà tùy thuộc vào chế độ ăn của gia súc. Nếu gia súc ăn cỏ xanh nhiều thành phần beta carontene thì bơ sẽ có màu vàng nhạt. Nếu gia súc ăn cỏ khô hoặc cám công nghiệp nhiều thì bơ và các sản phẩm từ sữa sẽ có màu trắng ngà.
Bơ từ sữa động vật có hàm lượng chất béo tối thiểu từ 80-82% trở lên, có tối đa 16% nước, còn lại là sữa đông (curd) – theo Tiêu chuẩn Codex về Bơ. Bơ có tên tiếng anh là Butter.
Butter – bơ từ sữa động vật có thể được bổ sung acide lactic (axit lactic – loại axit có trong sữa của loài động vật nhai lại) nhằm làm dậy mùi hương của bơ và thường có chút xíu vị chua nhẹ. Các loại bơ bổ sung acide lactic (lactic dairy butter) thường có giá cao hơn bơ nguyên chất thông thường vì chúng có mùi thơm đặc trưng hơn.
Bơ nguyên chất từ sữa có độ bay hơi khi gặp nhiệt độ cao khoảng 150 độ C. Do vậy mà với các món bánh có bề mặt tiếp xúc nhiều với nhiệt của lò như bánh cookie thì bạn chỉ nên nướng ở nhiệt độ thấp hơn 150 độ C để giữ được độ thơm ngon cho bánh.
Ưu điểm: Bơ từ sữa động vật có mùi thơm đặc trưng, ngậy, vị ngon hơn bơ thực vật và có độ tan chảy luôn thấp hơn nhiệt độ cơ thể. Nếu gia súc ăn cỏ khô hay cám công nghiệp, bơ sẽ có độ tan chảy trung bình khoảng 28 độ C, bơ mềm và có màu trắng ngà. Còn nếu ăn cỏ xanh nhiều, bơ sẽ có độ tan chảy trung bình khoảng 32 độ C và bơ sẽ cứng hơn một chút.
Nhược điểm: Giá thành cao. Cần được bảo quản ở nhiệt độ mát dưới 10 độ C – thời gian bảo quản tối đa khoảng 9 tháng. Hoặc ở nhiệt độ đông lạnh -18 độ C – thời hạn bảo quản từ 12 tới 24 tháng.
>>> Xem thêm: So sánh bơ thực vật và bơ từ sữa động vật
2. Bơ từ sữa động vật có mấy loại?
Bơ từ sữa động vật có hai loại là: bơ lạt và bơ mặn.
- Bơ lạt rất được ưa chuộng khi làm bánh vì có hương thơm, độ béo và không làm ảnh hưởng đến vị của bánh. Một số dòng bơ lạt phổ biến như: bơ lạt Anchor, bơ lạt Úc Pilot, bơ Lạt Zelachi.
- Bơ mặn là bơ được bổ sung muối, chủ yếu dùng trong các công thức nấu ăn như các món chiên, món xào. Vì thành phần có thêm muối nên thời hạn sử dụng được lâu hơn. Một số loại bơ mặn thông dụng hiện nay như: Bơ Mặn Anchor.
Thông qua những thông tin được chia sẻ ở trên, chắc hẳn bạn đã biết bơ từ sữa động vật là gì cũng như hiểu hơn về loại bơ này. Mong rằng những kiến thức hữu ích trên sẽ góp phần giúp bạn chọn được loại bơ phù hợp khi làm bánh.
3. Mua bơ từ sữa động vật ở đâu?
Bạn có thể mua bơ từ sữa động vật hay những nguyên phụ liệu, dụng cụ làm bánh khác tại dungculambanh.com.vn hoặc ghé các chi nhánh của Siêu Thị Ngành Bánh Nhất Hương. Bakers’ Mart Nhất Hương có đa dạng các loại bơ từ sữa động vật và cả bơ thực vật. Nơi đây được xem như “thiên đường mua sắm” của dân ngành bánh vì có cung cấp đầy đủ các nguyên phụ liệu và dụng cụ dành cho ngành bánh.
Được khách hàng đánh giá cao về sự chất lượng, đa dạng, giá cả tốt, Siêu Thị Ngành Bánh Nhất Hương sẽ cùng bạn tạo nên những mẻ bánh thơm ngon đẹp mắt.
Nguồn tham khảo: Bơ động vật và bơ thực vật: Lựa chọn nào phù hợp để làm bánh?