Kỹ thuật nướng bánh mù (Blind-Baking)

Kỹ thuật nướng bánh mù (Blind- Baking) là một trong những phương pháp vô cùng quan trọng giúp tạo ra những chiếc vỏ bánh giòn tan, hoàn hảo. Dù là làm bánh Tart, bánh Pie hay Quiche… thì việc áp dụng kỹ thuật này vào trong quy trình làm bánh sẽ giúp vỏ bánh của bạn luôn đạt được độ giòn lý tưởng và không bị nhão sau khi cho nhân bánh vào.

Và để hiểu hơn về kỹ thuật nướng bánh mù là gì? cũng như quy trình nướng bánh khi áp dụng kỹ thuật này, thì cùng Nhất Hương khám quá qua tại bài viết dưới đây bạn nhé!

1. Kỹ thuật nướng bánh mù là gì ?

Đối với những “thợ bánh” hay những bạn có niềm đam mê làm bánh, thì thuật ngữ “nướng bánh mù” hẳn đã quá quen thuộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về kỹ thuật tưởng chừng đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng này.

Kỹ thuật nướng bánh mù (blind – baking) hay còn gọi là pre-baking, là quá trình nướng vỏ bánh mà không có nhân bên trong. Kỹ thuật này này thường được áp dụng cho các loại bánh Tart, bánh Pie, bánh Quiche hay một số loại bánh mì ngọt, để giúp lớp vỏ bánh đạt được độ giòn, đồng đều và không bị nhão khi phần nhân bánh ẩm được thêm vào sau đó.

Nói một cách chi tiết hơn, thì sau khi tạo hình xong, người thợ sẽ trải lớp giấy nến lên mặt bột, sau đó cho một ít gạo/đỗ hay hạt pie weights vào trong, và mang đi nướng đến khi viền bánh ngả màu nâu nhạt thì bỏ vật nặng ra và nướng thêm ít phút nữa tới khi đáy bánh khô hoặc đạt độ vàng mong muốn.

Mục đích của việc chèn vật nặng lên vỏ bánh cũng tương tự như việc xiên lỗ vào phần đáy của vỏ bánh, việc này sẽ giúp phần vỏ hạn chế được việc bị nở phồng to sau khi nướng.

2. Quy trình nướng bánh mù diễn ra như thế nào?

  1. Chuẩn bị lớp lót: Sau khi cán mỏng và đặt vỏ bánh vào khuôn, bạn cần lót một lớp giấy nến hoặc giấy bạc lên trên bề mặt bột.
  2. Tạo “sức nặng”: Tiếp theo, hãy đặt một lớp nguyên liệu lên trên lớp giấy lót để tạo độ nặng. Đó có thể là các loại đậu khô, gạo, bột mì, hoặc hạt pie weights chuyên dụng cho nướng bánh. Lớp “vật nặng” này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho vỏ bánh không bị phồng lên trong quá trình nướng.
  3. Nướng lần 1: Cho bánh vào lò nướng đã được làm nóng trước, nướng trong khoảng 15-20 phút, cho đến khi rìa vỏ bánh chuyển sang màu vàng nhạt.
  4. Loại bỏ “vật nặng”: Lấy bánh ra khỏi lò, cẩn thận bỏ lớp giấy lót và “vật nặng” phía trên.
  5. Tạo lớp màng chắn: Đánh tan lòng đỏ trứng gà, sau đó dùng cọ phết đều lên bề mặt vỏ bánh. Lớp lòng đỏ trứng này sẽ tạo thành một lớp màng chắn, ngăn không cho phần nhân làm bánh bị ướt.
  6. Nướng lần 2: Cho bánh trở lại lò nướng thêm 5-10 phút nữa, cho đến khi vỏ bánh có màu vàng đều, đẹp mắt.
Kỹ thuật nướng bánh mù
Bằng cách đặt vật nặng lên trên và mang đi nướng, bạn sẽ có được một chiếc vỏ bánh giòn tan hấp dẫn

Nướng bánh mù đặc biệt hữu ích khi bạn làm các loại bánh có phần nhân không cần nướng hoặc chỉ cần nướng trong thời gian ngắn, ví dụ như bánh tart trái cây, bánh pudding, bánh kem lạnh,… Kỹ thuật này đảm bảo rằng vỏ bánh được nướng chín hoàn toàn, giòn tan, không bị ướt nhão do phần nhân.

3. Tổng kết

Có thể thấy, kỹ thuật nướng bánh mù (blind baking) là một phương pháp hoàn hảo trong quy trình làm bánh. Vừa giúp bạn tạo ra được những chiếc vỏ bánh giòn tan và vàng óng, vừa đảm bảo bạn không mắc phải các lỗi khi thực hiện. Việc nắm vững kỹ thuật này sẽ mang lại cho bạn những thành phẩm bánh tuyệt vời và sự tự tin trong việc thực hiện các dòng bánh cao cấp.

Ngoài ra, để biết thêm về các kỹ thuật làm bánh và các kỹ năng trong việc chế biến các dòng Bánh Âu từ chuyên nghiệp đến các khóa học nhỏ, bạn có thể tham khảo các lớp học tại Trung Tâm Dạy Nghề Bánh Nhất Hương.

Và để cập nhật thêm các thông tin hay và bổ ích về ngành bánh đừng quên theo dõi danh mục: Kinh Nghiệm Làm Bánh bạn nhé! Hy vọng những chia sẻ về kỹ thuật nướng bánh mù sẽ giúp bạn hiểu hơn về quá trình thực hiện và cách để tạo ra lớp vỏ bánh giòn xốp, thơm ngon. Rất cảm ơn bạn đã theo dõi đến hết bài viết và hẹn bạn vào những bài viết tiếp theo.

Tư Vấn HN
Tư Vấn HCM
Nhắn Facebook
Chat trên Zalo