Các dòng kem làm bánh thông dụng

Các dòng kem làm bánh thông dụng
Lựa chọn kem làm bánh sao cho đúng và phù hợp cũng được rất nhiều người quan tâm và thắc mắc. Bởi trên thị trường hiện nay, các dòng kem làm bánh rất đa dạng, từ kem Heavy Cream, Whipping Cream đến Topping Cream,… mỗi loại đều mang lại trải nghiệm khác biệt trong làm bánh mà bạn sẽ không biết trước được nếu như không biết đến những đặc điểm và công dụng của từng loại.

Và trong bài viết dưới đây, Bakers’ Mart Nhất Hương sẽ giúp bạn tìm hiểu về các dòng kem làm bánh thông dụng và những lưu ý khi lựa chọn kem. Nào hãy cùng khám phá ngay bạn nhé!

1. Các dòng kem làm bánh thông dụng

Hiện nay, trong làm bánh có rất nhiều dòng kem, nhưng được ứng dụng nhiều nhất trong các công thức làm bánh và thông dụng với người dùng thì đó là những dòng kem như Heavy Cream, Whipping Cream, Topping Cream, Double Cream và Crème Fraîche. Hãy cùng xem về những ưu nhược điểm và đặc điểm nổi bật của các dòng kem làm bánh này ngay dưới đây:

1.1 Kem Heavy Cream

  • Đặc điểm: Kem có độ béo cao, thường từ 36 – 40%, có thể đánh bông để tạo ra lớp kem nhẹ và bông xốp. Kem Heavy Cream được sử dụng để trang trí bánh, làm nguyên liệu trong công thức làm bánh, và tạo độ béo cho các món tráng miệng, chế biến món ăn.
  • Ưu điểm: Dễ đánh bông, tạo kem chắc, bền, giữ hình dạng tốt.
  • Nhược điểm: Dễ bị đánh quá bông, tách nước nếu đánh quá lâu.
Kem trong làm bánh
Dòng kem mang đến hương vị béo thơm cho các món tráng miệng, soup,…

1.2 Kem Whipping Cream

  • Đặc điểm: Whipping Cream là kem tươi được tách ra từ lớp trên cùng của sữa bò tươi nguyên chất chưa qua xử lý, không chứa đường, có độ béo cao khoảng 30 – 36%. Thích hợp dùng được cho làm bánh và pha chế hơn hết kem còn có thể làm nguyên liệu cho một số món ăn.
  • Ưu điểm: Dễ đánh bông, giữ được độ ổn dịnh tốt và có sự đang dạng ứng dụng.
  • Nhược điểm: Thời gian bảo quản ngắn, dễ bị tách nước khi đánh quá lâu, không phù hợp với người dị ứng với sữa hoặc người ăn chay.
Kem trong làm bánh
Kem Whipping Cream trong làm bánh với ứng dụng đa dạng để làm bánh và pha chế.

1.3 Kem Double Cream

  • Đặc điểm: Một loại kem sữa giàu chất béo, thường chứa từ 48% đến 50% chất béo. Đây là loại kem có hàm lượng chất béo cao nhất trong số các dòng kem làm bánh thông thường, nên dòng kem thường phổ biển ở các nước Châu Âu, đăc biệt là ở Anh.
  • Ưu điểm: Kem dễ dàng đánh bông, độ béo thơm và đậm đà, ứng dụng đa dạng vừa có thể làm nguyên liệu trong công thức làm bánh, pha chế, vừa có thể sử dụng trong chế biến thức ăn như làm soup, mì ý hay các ăn kiểu Âu.
  • Nhược điểm: Thời gian bảo quản ngắn, độ béo quá cao, giá thành tương đối cao, không phù hợp với người dị ứng với sữa.
Kem trong làm bánh
Dòng kem với có độ béo cao, mang đến hương vị béo ngậy đậm đà

1.4 Kem Crème Fraîche

  • Đặc điểm: Đây là một dòng kem sữa chua lên men, có nguồn gốc từ Pháp. Sản phẩm có hàm lượng chất béo khoảng 30% và có hương vị chua nhẹ đặc trưng. Crème Fraîche thường được dùng trong các món mặn, nhưng cũng có thể dùng để làm bánh, tạo vị chua thanh.
  • Ưu điểm: Kem có khả năng chịu nhiệt tốt, không bị tách nước, làm hương vị trở nên đa dạng và tính ổn định cao thích hợp cho một số dòng bánh cần vị chua thanh tự nhiên.
  • Nhược điểm: Thời gian bảo quản ngắn, giá thành sản phẩm cao và không được sử dụng rộng rãi.
Kem với hương vị chua nhẹ đặc trưng, mang lại vị ngon hoàn hảo và cân bằng

1.5 Kem Topping Cream

  • Đặc điểm: Đây là một loại kem chuyên dùng trong làm bánh với hàm lượng chất béo từ 26 – 28%, thường được làm từ sữa hoặc dầu thực vật. Loại kem này đã được xử lý để có thể đánh bông dễ dàng và giữ được hình dáng trong thời gian dài.
  • Ưu điểm: Dễ đánh bông, chịu nhiệt tốt, độ cứng hòa hảo, độ ổn định cao để trang trí bánh kem. Độ béo vừa phải. Giá thành hợp lý.
  • Nhược điểm: Kem dễ bị khô khi đánh kem quá lâu, có sẵn vị ngọt nên không thể tùy chỉnh độ ngọt.
Kem trong làm bánh
Topping Cream là dòng kem thường dùng trong việc trang trí bánh kem.

2. Những lưu ý khi lựa chọn kem làm bánh

Việc lựa chọn đúng dòng kem trong làm bánh là yếu tố quyết định hương vị và chất lượng cho món bánh của bạn. Dưới đây sẽ là những lưu ý quan trọng mà bạn cần xem xét trước khi lựa chọn kem làm bánh:

  • Nguồn gốc: Chọn các dòng kem có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, từ các thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.
  • Hạn sử dụng: Luôn kiểm tra hạn sử dụng trên bao bì và sử dụng kem trong thời gian khuyến nghị để đảm bảo kem còn tươi mới, tránh sử dụng sản phẩm đã hết hạn.
  • Mục đích sử dụng: Nắm được tính chất và ưu nhược điểm của từng loại kem sẽ giúp bạn lựa chọn được dòng kem phù hợp cho món ngon của mình. Vì vậy, tùy vào công thức và mục đích sử dụng để bạn lựa chọn kem phù hợp.
  • Đọc thông tin trên bao bì: Một cách đơn giản để lựa chọn dòng kem trong làm bánh đó là đọc thông tin trên bao bì. Bởi trên mỗi sản phẩm sẽ có đầy đủ thông tin về hướng dẫn sử dụng và cách bảo quản, hãy đọc qua để biết cách sử dụng đúng.

3. Kỹ thuật đánh bông kem làm bánh

  • Làm lạnh: phải làm lạnh Kem, âu đánh, và que đánh phải thật lạnh để kem dễ bông.
  • Tốc độ đánh: Bắt đầu đánh ở tốc độ trung bình, sau đó tăng dần lên tốc độ cao. Khi kem bắt đầu đặc lại, giảm tốc độ xuống thấp hoặc đánh bằng tay.
  • Tránh đánh quá bông: Kem bị đánh quá bông sẽ có kết cấu sần sùi, và có thể tách nước.

4. Video hướng dẫn cách đánh bông kem Topping Cream

5. Tổng kết

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ về đặc tính, ưu và nhược điểm của những dòng kem trong làm bánh để từ đó có thể lựa chọn và sử dụng đúng loại kem phù hợp cho từng loại bánh mà bạn muốn thực hiện. Việc này không chỉ giúp bạn tạo ra những món bánh ngon hơn mà còn giúp bạn tránh được những lỗi sai trong quá trình chọn nguyên liệu và làm bánh.

Để có thêm nhiều kiến thức và kỹ thuật làm bánh hữu ích, bạn đừng quên tham khảo danh mục Kinh Nghiệm Làm Bánh của chúng tôi. Ngoài ra, nếu bạn muốn có thêm thật nhiều kiến thúc và kinh nghiệm trong việc làm bánh, hãy tham gia ngay các khóa học tại Trung Tâm Dạy Nghề Bánh Nhất Hương.

Cuối cùng, rất cảm ơn bạn đã cùng chúng tôi khám pha qua bài viết “Phân loại các dòng kem trong làm bánh”, hẹn gặp lại bạn vào những bài viết tiếp theo.

Tư Vấn HN
Tư Vấn HCM
Nhắn Facebook
Chat trên Zalo